Kết quả tìm kiếm cho "tại Ngày hội OCOP"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1045
Sáng 24/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Giang Thanh Khoa chủ trì cuộc họp trao đổi kế hoạch tổ chức Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL năm 2025. Diễn đàn do UBND tỉnh An Giang phối hợp Bộ Nông nghiệp và Môi trường đăng cai tổ chức, có chủ đề "Liên kết cùng phát triển - An Giang 2025".
Sau khi hợp nhất địa giới hành chính, tỉnh An Giang đã mở ra không gian phát triển rộng lớn cho Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đây là cơ hội vàng để nâng tầm sản phẩm đặc trưng địa phương, từ vùng nguyên liệu đến thương mại hóa sản phẩm, gắn với du lịch và kinh tế xanh.
Chiều 23/7, đồng chí Võ Nguyên Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Các cơ quan Đảng tỉnh An Giang đã làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy xã Châu Thành, nhằm kiểm tra, nắm tình hình chuẩn bị Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2025-2030.
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc đã chính thức được Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 12/7 vừa qua.
Sau khi sáp nhập, xã Ô Lâm có trên 65% dân số là đồng bào Khmer. Xác định những cơ hội, thách thức sau khi sáp nhập, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng chính quyền phục vụ người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tốt hơn. Đồng thời, đề ra chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đưa địa phương ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng đi lên.
Khởi nghiệp là hành trình phát triển kinh tế, cũng là cách để phụ nữ khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội. Tại phường Hà Tiên, nhiều phụ nữ đã vươn lên làm chủ cuộc sống từ những ý tưởng nhỏ, nhờ sự đồng hành, tiếp sức thiết thực từ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường cùng các ban, ngành đoàn thể địa phương.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chỉ đạo, tinh thần làm việc phải thực hiện theo tinh thần “6 rõ” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Các cấp, ngành và chính quyền địa phương phải đoàn kết, thống nhất, cùng nhau như một nhà, xây dựng tinh thần chủ động, trách nhiệm, giữ vững kỷ cương, đồng thuận để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Sau khi rời nhiệm sở do sắp xếp tổ chức bộ máy, nhiều cán bộ bán chuyên trách ở An Giang quay về với ruộng vườn, nghề truyền thống của gia đình để khởi nghiệp bằng cả sự dấn thân, tự tin và sáng tạo.
Với mục tiêu nâng cao giá trị nông sản, mở rộng thị trường và tăng thu nhập cho doanh nghiệp (DN) và nông dân, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã phối hợp các ngành, địa phương đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử (TMĐT) và đạt nhiều kết quả.
Tranh đá Hoàng Nam của Tổ hợp tác Tranh đá Hoàng Nam (thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú) vừa được tham gia đánh giá, phân hạng Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 và được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Bước phát triển này góp phần nâng tầm giá trị, đưa sản phẩm tranh đá Thất Sơn vươn xa.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động, việc xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia trở thành ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia. Với Việt Nam - đất nước giàu truyền thống văn hóa và sở hữu cảnh quan thiên nhiên tuyệt mỹ, việc kết hợp quảng bá văn hóa, du lịch (VHDL) quốc gia với xúc tiến thương mại (XTTM) đang được đặt lên hàng đầu. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 18/CT-TTg, ngày 18/6/2025 về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp XTTM trong và ngoài nước, một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của chiến lược này.
Từ loại trái cây rừng mọc hoang dại, tưởng chừng bỏ đi, anh Đồng Chí Nhân (xã Lê Trì, huyện Tri Tôn) đã dày công nghiên cứu, cho ra thị trường sản phẩm rượu nho rừng và mật nho rừng. Sản phẩm mang hương vị độc đáo, được người tiêu dùng đánh giá cao, có tiềm năng được công nhận sản phẩm OCOP địa phương.